Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Các phương pháp phòng ngừa biến chứng bệnh Gút hiệu quả


Trong khi tỷ lệ người mắc bệnh Gút ngày càng tăng cao thì các phương pháp điều trị gút hiện nay lại không tỏ ra hiệu quả, nhiều tác dụng phụ. Nghịch lý này khiến người bệnh phải tự cố gắng điều chỉnh chế độ sinh hoạt điều độ kết hợp với một số biện pháp các thuốc hỗ trợ điều trị Gút để phòng ngừa biến chứng.


Bệnh gút thường xuyên gây ra các cơn đau buốt dữ dội
Bệnh gút thường xuyên gây ra các cơn đau buốt dữ dội

Bệnh gút ảnh hưởng tới bạn như thế nào?


Bạn khó có thể hình dung ra bệnh Gút can thiệp vào cuộc sống của bạn như thế nào. Nó len lỏi vào từng miếng ăn, giấc ngủ của bạn.

Bạn liên tục bị các cơn đau gút cấp tấn công, thường đau buốt, dữ dội vào ban đêm, khiến người bệnh không thể có giấc ngủ ngon, cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng tới công việc, học tập.
Đau nhức xương khớp gây khó khăn vận động, sinh hoạt
Đau nhức xương khớp gây khó khăn vận động, sinh hoạt

Không chỉ vậy, các khớp xương sưng tấy, viêm đỏ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, khiến bạn đi lại bình thường cũng thấy đau.


Không dừng lại ở đó, bạn có thể sẽ phải từ bỏ một số món ăn yêu thích như : thịt chó, thịt bò, hải sản,...bởi chúng chứa quá nhiều đạm, bạn không nên dùng nếu không muốn cảm giác đau đớn sẽ tìm đến bạn chỉ sau vài tiếng.

Đấy là còn chưa kể tới các biến chứng nguy hiểm hơn như: nổi hạt Tophi, biến dạng khớp, co cứng, không đi lại được, suy thận, đột quỵ,...

Cách phòng ngừa biến chứng bệnh gút

Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau xanh cho người bệnh Gút
Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau xanh cho người bệnh Gút


Vậy làm thế nào để phòng ngừa các cơn đau Gút quay trở lại cũng như các biến chứng của Gút. Trước tiên bạn nên hiểu rõ được mục tiêu điều trị bệnh Gút là làm hạ nồng độ axit uric trong máu ở mức cho phép, tăng cường các chức năng gan thận. Do đó bạn nên áp dụng:
•    Chế độ ăn khoa học: ăn  nhiều rau xanh, chất xơ, không nên ăn các thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như nấm, măn, giá,... Hạn chế nạp quá nhiều Protein vào cơ thể. Nói không với rượu bia, chất kích thích.


•    Chế độ sinh hoạt: bạn nên tăng cường tập luyện thể thao, các bài tập giúp lưu thông máu, tăng cường sựu dẻo dai của sụn khớp.
•    Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc đặc trị gút thì cần cẩn trọng. Tuyệt đối không nên tự ý dùng quá liều để áp chế cơn đau. Và đồng thời cũng không nên dùng liên tục tránh các tác dụng phụ
•     Có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị Gút và bổ thận.


Sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh gút
Sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh gút

Biến chứng khôn lường từ bệnh Gút cực kỳ nguy hiểm


Bạn có tưởng tượng được ra chỉ vì ăn uống không điều độ, sinh hoạt không có khoa học, những cuộc nhậu nhẹt vui vẻ,.. lại có thể khiến các khớp xương bị dính, co cứng khớp, biến dạng  khớp, bị hành hạ bởi các cơn đau..Tất cả những điều vừa kể trên đều là các biến chứng của bệnh Gút.


Các biến chứng của bệnh Gút
Các biến chứng của bệnh Gút

Tại sao người ta hay chủ quan với bệnh Gút


Chắc hẳn bạn nghĩ tại sao các biến chứng chúng tôi nhắc tới bên trên nghiêm trọng tới vậy. Tại sao bệnh Gút lại không được điều trị sớm để tránh biến chứng. Có khá nhiều lí do khiến người bệnh chủ quan với bệnh Gút:
-    Do thiếu hiểu biết về bệnh Gút: người ta thường được nghe nói nhiều tới bệnh gút là do axit uric trong máu tăng cao hoặc các triệu chứng của bệnh Gút mà không biết đến nhiều các biến chứng của bệnh Gút. Nên khi chữa trị thường không chữa trị kiên trì và dứt điểm. Chỉ nhằm nhằm giảm thiểu các cơn đau có gút đem lại mà không chú trọng ngăn ngừa bệnh.
-    “Điếc không sợ súng”, dù biết biến chứng bệnh nguy hiểm nhưng do bệnh Gút bị tác động nhiều từ chế độ ăn , nên nhiều người cố tình coi thường bệnh mà vẫn không thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống cho phù hợp với người bệnh Gút.

3 biến chứng nguy hiểm của bệnh Gút


1.    Biến dạng và thậm chí là tàn phế khớp


Khi các tinh thể muối lắng đọng quá nhiều ở các khớp sẽ hình thành các cục tophi to nhỏ tùy kích thước, nổi phía dưới da. Hạt tophi này chèn ép các mạch máu, dây thần kinh, tổn thương sụn khớp. Tới mức khi da không thể  chịu được sẽ bị vỡ, gây nhiễm trùng nặng. Nhiều trường hợp bắt buộc phải tháo khớp hoặc cắt cụt chi.

Biến dạng khớp do các hạt tophi hình thành
Biến dạng khớp do các hạt tophi hình thành



2.    Tổn thương thận


Nhưng không dừng lại ở đó, biến chứng của bệnh Gút còn tàn phá thận. Các chuyên gia cho rằng thận chính là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi cả sự lắng đọng và đào thải axit uric. Có tới 15% các bệnh nhân Gút sẽ mắc phải các chứng bệnh về thận, bị tổn thương ở khe thận, cầu thận, ứ nước,..làm suy giảm chức năng thận, dần dần gây ra suy thận.

3.    Đột quỵ là hoàn toàn có thể xảy ra

Tinh thế muối urat lắng đọng ở cơ tim gây đột quỵ
Tinh thế muối urat lắng đọng ở cơ tim gây đột quỵ


Ngoài ra, biến chứng của bệnh Gút còn có thể gây ra đột quỵ. Do các tinh thể muối urat không đẩy được hết ra ngoài tồn đọng lại các thành mạch tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa, xơ cứng ảnh hướng tới lưu thông máu, không đủ cung cấp máu tới tim, não...Do vậy, nguy cơ đột quỵ xảy ra với người bệnh Gút sẽ cao hơn đối với người bình thường.

Hãy bắt đầu chủ động phòng ngừa hoặc điều trị bệnh Gút ngay từ bây giờ để tránh các biến chứng của bệnh Gút.

Xua tan bệnh gút nhờ các phương pháp điều trị tại nhà

Sử dụng các vị thuốc nam từ tự nhiên là phương pháp chữa bệnh không còn xa lạ với nhiều người. Hiện nay, khá nhiều người ý thức được việc lạm dụng, phụ thuộc quá nhiều vào thuốc tân dược luôn gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn một số cách chữa bệnh Gút tại nhà hiệu quả.

1.    Cây tía tô

Cách chữa bệnh Gút tại nhà bằng lá tía tô
Cách chữa bệnh Gút tại nhà bằng lá tía tô

Theo y học cổ truyền, cây tía tô có tác dụng tán phong hàn, chữa cảm lạnh, cảm mạo, sổ mũi, thương hàn, viêm họng, mệt mỏi,...Lá cây tía tô chứa nhiều hàm lượng dưỡng chất, giàu Vitamin A, C có tác dụng giảm đau tiêu viêm hiệu quả, giúp giảm đau nhanh chóng các cơn đau cấp tính do Gút gây ra.


•    Đắp lá tía tô: Bạn sử dụng lá tía tô, rửa sạch, để ráo nước, giã nát đắp trực tiếp lên xung quanh các khớp bị sưng đau, không những giảm đau mà còn chống  nhiễm trùng hiệu quả.
•    Uống lá tía tô: Thường xuyên sử dụng nước lá tía tô từ 3 – 4 lần/ tuần, dùng liên tục trong  7 – 10 ngày để tăng cường đào thải axit uric, giảm sưng đau. Có thể dùng thường xuyên để phòng tránh các cơn đau gút cấp.
•    Ăn tía tô: Đây được xem là cách chữa bệnh Gút tại nhà đơn giản nhất. Bạn chỉ cần bổ sung vào các bữa ăn vừa giúp tăng khẩu vị vừa có tác dụng tốt cho bệnh Gút.

2.    Cây cơm lênh

Lấy rễ cây cơm lênh ngâm rượu cũng là cách chữa bệnh Gút tại nhà hiệu quả
Lấy rễ cây cơm lênh ngâm rượu cũng là cách chữa bệnh Gút tại nhà hiệu quả

Cây cơm lênh có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, kháng viêm, giải độc gan, trị phong thấp, đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay... Cây cơm lênh thường mọc hoang ở các vùng núi cao hoặc mọc bám trên các cây thân gỗ.


•    Nấu nước canh từ cơm lênh: người dân thường hay hái lá về nấu canh để giải nhiệt cơ thể, mát gan. Lá cơm lênh có vị hơi chua, vị gần giống rau mồng tơi nhưng không nhớt.
•    Ngâm rượu từ rễ cây: Rễ cây cơm lênh có vị đắng, cay, tính hàn. Sử dụng rễ cây ngâm cùng rượu sau 2 tháng có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 2 chén nhỏ sau bữa ăn có tác dụng chữa trị đau nhức xương khớp, ngăn chặn sự tổng hợp axit uric trong cơ thể.

3.    Nghệ vàng


Nghệ vàng cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Gút
Nghệ vàng cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Gút

Mọi người thường được biết đến nghệ vàng với công dụng trị sẹo thâm, có lợi cho dạ dày. Nhưng ít ai biết hoạt chất “curcumin” còn có tác dụng chống viêm, chống các tế bào ung thư, làm lành các vết viêm nhiễm, bôi trơn sụn khớp, không có tác dụng phụ.
Một số nghiên cứu cho thấy, curcumin ở liểu 1200mg còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng đau khớp.


Đối với cách chữa bệnh Gút tại nhà với nghệ vàng, bạn có thể sử dụng kết hợp qua các món ăn thường ngày. Hoặc sử dụng bột nghệ kết hợp cùng mật ong để sử dụng hàng ngày.
Trên đây, là một số cách chữa bệnh gút tại nhà mà bạn có thể tự làm, đơn giản nhanh chóng. Tuy nhiên, các phương pháp trị bệnh trên cần kiên trì và lâu dài để có tác dụng hiệu quả nhất.

Bệnh Gút có chữa trị được không?

Bệnh gút gây đau đớn và các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
Bệnh gút gây đau đớn và các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
Bệnh gút không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn ảnh hưởng , tác động trực tiếp tới sinh hoạt thường ngày, gây co cứng khớp, khó khăn vận động, đi lại. Thậm chí nghiêm trọng hơn nếu bệnh Gút không được điều trị kịp thời và đúng mức dẫn tới phá hủy sụn khớp, biến dạng khớp xương, mất khả năng vận động. Khá nhiều người gửi câu hỏi về cho chúng tôi rằng: có cách chữa bệnh Gút nào dứt điểm được không? Và chữa như thế nào? Trong bài viết này, tôi xin được giải đáp các thắc mắc trên.


Bệnh Gút có chữa được dứt điểm không?

Cách chữa bệnh gút theo từng giai đoạn bệnh
Cách chữa bệnh gút theo từng giai đoạn bệnh

Trước tiên, về quan niệm dứt điểm của bệnh là có nghĩa bệnh sẽ không bị tái phát nếu tuân thủ theo một chế độ ăn uống và sinh hoạt cố định. Nếu hiểu theo nghĩa trên thì bệnh Gút có thể chữa trị được dứt điểm.
Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh Gút phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Do vậy, gần như rất khó để các cơn đau Gút không xuất hiện nữa.


Trường hợp, đối với người bị bệnh Gút ở giai đoạn 1, tức được phát hiện khi chỉ số axit uric trong máu tăng cao. Tại giai đoạn này, chỉ cần được phát hiện và điều trị kịp thời, cơ thể sẽ trở về bình thường. Nhưng gần như 80%, bệnh nhân không phát hiện được bệnh ở giai đoạn trên. Một số ít, được phát hiện nhờ đi khám tổng thể, định kì, hoặc vô tình xét nghiệm máu mà phát hiện ra.
Trường hợp, người bị tấn công liên tục bởi các cơn gút cấp, trên sụn khớp đã lắng đọng tinh thể muối có thể phát hiện nhờ chụp X quang. Ở giai đoạn này, bạn cần giữ được bình ổn lượng axit uric sau đó mới trị tổn thương sụn khớp.

Cách chữa bệnh Gút hiện nay

Một số thực phẩm tốt cho người bệnh Gút
Một số thực phẩm tốt cho người bệnh Gút

Như đã trình bày ở trên, Gút là căn bệnh chịu tác động trực tiếp từ chế độ ăn. Có nghĩa là nếu bạn ăn nhiều hơn 1 miếng thịt bò cho phép thì đồng nghĩa tối đó bạn phải đau bằng với miếng thịt đó.

Cách chữa bệnh Gút từ chế độ ăn


Phương pháp này là điều tiên quyết và gần như bắt buộc với người mắc bệnh Gút. Bạn cần chú ý một số điểm sau:
    Hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm, protein như: các loại thịt đỏ, hải sản, chất béo,...
    Nói không với bia rượu, chất kích thích vì sẽ làm nồng độ axit uric tăng cao
    Nên ăn bổ sung nhiều chất xơ, nhiều nước để tăng cường quá trình bài thải axit uric ra ngoài bằng đường tiểu
    Không thức quá khuya, tránh áp lực, căng thẳng


Cách chữa bệnh Gút bằng các loại thuốc trên thị trường


Thường những cơn đau gút vô cùng đau đớn, nên người bệnh hay có thói quen sử dụng các thuốc đặc trị như Colchicine, Allopurinol,...Sau đó, khi đã kìm chế được cơn đau lại tiếp tục không điều độ và dần dần lệ thuộc.
Thuốc tân dược luôn có tác dụng phụ đối với người dùng. Do vậy, bạn cần cân nhắc thật kĩ khi sử dụng.
Nhóm thực phẩm chức năng, ngày nay được coi là cách chữa bệnh Gút có hiệu quả mà an toàn nhất. Chúng vẫn có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng không có hại tới gan, thận,..nhưng đòi hỏi bạn dùng kiên trì và thường xuyên. Bạn có thể xem xét một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Gút như : Gout AZ, Hoàng thống phong,..

Bệnh gút có phải bệnh viêm khớp không?

Bệnh Gút hay còn gọi là thống phong, hiện nay đã không còn được xem là bệnh nhà giàu bởi bệnh Gút xảy ra khá phổ biến.  Biến chứng của bệnh Gút rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động thậm chí gây thương tật vĩnh viễn. Vậy bệnh gút là gì? Bệnh gút có phải là bệnh viêm khớp không? Sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh gút có phải viêm khớp?


Trên thực tế có thể xem gút là một dạng bệnh của viêm khớp. Tuy nhiên, bản chất nó lại hoàn toàn khác với một số dạng bệnh của viêm khớp như: viêm khớp dạng thấp,...Chính bởi hoàn toàn khác nên cách điều trị cũng khác nhau
.
Có rất nhiều người lầm tưởng mình đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường thấy, thậm chí khi đi khám cũng có thể bị chuẩn đoán nhầm.  Do bệnh gút không có những biểu hiện điển hình. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết qua một số lưu ý sau.

Một số lưu ý giúp bạn phân biệt giữa gút và viêm khớp dạng thấp:


Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính, có biểu hiện lâm sàng là sưng, nóng, đỏ, tấy, đau,..gây co cứng khớp, khó vận động, cầm nắm,..vào những buổi sáng sớm. Tình trạng co cứng khớp sẽ mất từ 1 – 2 giờ sau đó đỡ dần.

Khác với Gút tuy cũng có các biểu hiện đau tấy, sưng nóng tại xung quanh các khớp nhưng các đợt đau thì dữ dội hơn, tình trạng co cứng khớp không xảy ra với thời gian  dài mà chỉ xảy ra khi Gút chuyển sang giai đoạn 3.
Bệnh gút là gì? Bệnh gút có phải là viêm khớp dạng thấp?
Bệnh gút là gì? Bệnh gút có phải là viêm khớp dạng thấp?



Vậy bệnh Gút là gì? Tại sao lại khác với viêm khớp? Viêm khớp dạng thấp là những tổn thương ngoại vi, còn gút là do axit uric trong máu tăng cao dẫn tới tổn thương sụn khớp do muối lắng đọng cọ xát vào gây đau. Gút xảy ra ở các khớp xương, vành tai,..còn viêm khớp dạng thấp khi bị thì thường có tính đối xứng hai bên, như bị hai bên đầu gối, hai bên gót chân, ...

Bệnh nhân mắc bệnh Gút có chiếm tới 90 % là nam giới độ tuổi trung niên từ 40 – 45 tuổi,..còn bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra nhiều ở phụ nữ (chiếm 80%).

Một trong những biểu hiện giúp phân biệt giữa bệnh Gút và viêm khớp dạng thấp là tính di chuyển. Đối với bệnh nhân gút khi các cơn đau ở một chỗ khớp xương bị tái phát thì các chỗ đau trước kia gần như bình thường (trừ trường hợp giai đoạn bệnh đã ở lên các hạt tophi dưới da). Tuy nhiên, với bệnh nhân bị viêm khớp thì có thể đau tại nhiều khớp cơn đau tuy không dữ dội như Gút nhưng lại dai dẳng.

Bệnh Gút thường xuất hiện các cơn đau dữ dội ở các khớp xương
Bệnh Gút thường xuất hiện các cơn đau dữ dội ở các khớp xương



Đặc biệt, người bệnh Gút liên quan rất mật thiết tới chế độ ăn uống. Có thể chỉ sau một bữa bạn nạp nhiều đạm thì các cơn đau sẽ nhanh chóng tìm đến. Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường ít liên quan tới chế độ ăn.
Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ sự khác nhau giữa bệnh Gút và viêm khớp, biết được bệnh gút là gì. Từ đó có những phương pháp điều trị đúng đắn tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.